Ứng dụng kinh dịch dự đoán ốm bệnh
8.1- Quy ước
– Quan = chứng bệnh;
– Tử = thuốc;
– Phụ = đơn thuốc, bác sĩ.
8.2- Chọn Dụng thần (DT)
– Xem cho cha mẹ: lấy Phụ mẫu làm DT;
– Xem cho con cháu: lấy Tử tôn làm DT;
– Xem cho anh chị em: lấy Huynh đệ làm DT;
– Xem cho vợ: lấy Thê tài làm DT;
– Xem cho chồng: lấy Quan quỷ làm DT;
– Xem cho mình: lấy Thế làm DT
8.3- Bát quái phối cơ thể
Quan quỷ ở quái Càn: Bệnh ở đầu, phổi;
Ly: tim, mắt;
Chấn: gan, chân;
Tốn: mật, mông;
Cấn: tay, lá nách;
Khôn: dạ dày, bụng (nội tạng);
Khảm: thận, tai;
Đoài: miệng, họng.
Chú thích: Qua thực tế kiểm nghiệm, tác giả thấy điều này không phải lúc nào cũng phù hợp.
8.4- Những dấu hiệu sẽ khỏi
– DT vượng tướng hay được sinh phù.
– DT suy yếu nhưng được Nhất, Nguyệt, hào động vượng sinh hợp.
– Tử trì T động biến;
– Tử lâm không vong, sau xuất không sẽ khỏi. (đk: DT phải vượng)
– Tử trì T mà Phụ động biến hồi đầu khắc (nếu hồi đầu sinh thì bất lợi).
– Tử lâm Nhật sinh cho DT.
– Tử động khắc Quan.
8.5- Những dấu hiệu không khỏi hoặc chết
– DT suy mà không có cứu.
– DT lâm không vông, suy, gặp khắc thì ra khỏi không vong bệnh sẽ nặng thêm. Nếu không có cứu thì chết.
– Kỵ thần động và vượng thì rất nguy hiểm:
* Nếu có Nguyên thần động thì không lo;
* Nếu Nguyên thần không động hoặc bị khắc thì nguy hiểm (bệnh khó khỏi hoặc bị chết).
– Kỵ thần hợp cục thì DT lâm nguy.
– Hai Quan kẹp DT hoặc kẹp T thì xấu. Quan khắc T hay DT thì càng xấu ( có thể chết).
– T lâm Mộ, suy, không có cứu thì chết.
– DT, T hợp Nhật thì phải chờ ngày xung Nhật hoặc xung hào ấy: chết, xung mới chết. Khỏi, xung mới khỏi.
– T lâm Mộ thêm xung: chết.
– Người mới bị bệnh mà gặp hợp (Nhật, Nguyệt hay hào động hợp) thì chết. Gặp xung thì khỏi.
– DT bị tam hình khắc thì chết (Thí dụ: DT Tị, Nguyệt sinh là Dần, Nhật Thân hợp Tị thì sẽ có tam hình là Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần).
– Quỷ Mộ lâm Phi xà: chết.
8.6- Các yếu tố khác để xem xét:
– Hào Quan (bệnh) vượng hay động biến thì bệnh khó khỏi: cần cân nhắc xem DT thắng bệnh hay bệnh thắng DT.
– Quẻ lục xung biến lục xung thì bệnh khó khỏi.
– Quỷ trì T thì khó khỏi, Động biến Mộ thì xấu.
– Quỷ động khắc Tài: bệnh nhân không ăn được.
– Quỷ động sang Quỷ: Bệnh cũ chưa khỏi lại thêm bệnh mới.
– Quỷ hóa tiến: Bệnh nặng hơn, hóa thoái bệnh giảm dần.
– Quỷ ở cả quẻ nội và ngoại: bệnh ở 2 chỗ. Hai quỷ xung nhau thì dễ khỏi.
– Phụ động biến đề phòng bệnh tái phát lại.
– DT lâm không vong: chò ngày xung hay xuất không thì bệnh khỏi, nhưng phải là bệnh mới và DT vượng.
– Gặp 1 trong 3 mộ là xấu: Quỷ mộ, DT mộ, T mộ.
– Xem người ốm mà DT bị nguyệt phá thì nguy nan trong tháng đó.
– Tử = thuốc: tử vượng là gặp thuốc; tử ẩn phục hay suy là thuốc không có tác dụng; quá nhiều tử là thuốc tạp nham.
Ứng nghiệm:
– DT hoặc T hợp nhật thì phải chờ ngày xung nhật hoặc xung hào ấy mới ứng nghiệm:
· Bệnh khỏi: đến ngày xung mới khỏi.
· Bệnh chết: đến ngày xung mới chết.
– DT hoặc T lâm không vong: bệnh nặng ra khỏi không vong mới chết.
– DT hoặc T lâm mộ:
· Bệnh nặng: lâm mộ là chết.
· Bệnh nhẹ: ra khỏi mộ mới khỏi.
1 Comment
Pingback: Lục hào bi bí bảo - iKinh Nghiệm