Ứng dụng kinh dịch dự đoán kiện tụng

Ứng dụng kinh dịch dự đoán kiện tụng

9.1. Quy ước

T là ta; Ư là đối phương; Tài là lý; Phụ và văn thư, đơn kiện.

9.2. Các tiêu chí để xem xét thắng kiện hay thua kiện

– T và Ư mạnh thắng yếu, suy không thắng được vượng.
– T khắc ứng: Mình thắng; Ư khắc T: người thắng. Hình nhau cũng vậy.
– T và Ư bị khắc mà động biến thì hết bị khắc.
– T và Ư lâm quan mộ thì gặp điều xấu.
– T, Ư đều vượng: hào nào được nhật sinh hợp thì thắng. còn phải xem lục thần phù hợp ai, khắc ai.
– Thái tuế lâm quan khắc ai người đó thua.
– T, Ư suy mà gặp nhật, nguyệt, hào động sinh hợp (tức có quý nhân phù trợ) thì thắng.
– T, Ư, ai động là người đó có mưu kế mới. Nếu hóa khắc trở lại thì mưu kế thất bại.
– T, Ư đều không vong là tòa nghỉ, tạm dừng. T biến Q là ta muốn dừng.
– T hay Ư biến thành Quan thì vì kiện mà 2 bên đều hại.
– T hay Ư lâm mộ hoặc hóa mộ là xấu.
– T,Ư động, tuần không, hóa không là giải hòa. T sinh hợp Ư là ta cầu hòa; ư sinh hợp T là đối phương cầu hòa.
-T suy lại bị nhật khắc, lâm tử tuyệt là không tốt.
– T mộ , quan mộ động nhập mộ là hình tượng bị bắt giam. Khi nhật xung khắc phá T thì được tha.
– Thân quẻ vượng là việc lớn, suy là việc nhỏ.
– Thái tuế sinh hợp T: bất ngờ gặp may mà xóa tội.
– Hào giữa T và Ư là người làm chứng, nếu sinh hợp T là có lợi cho ta, nếu sinh hợp Ư là có lợi cho người. Nếu hào này khắc T sinh Ư thì đề phòng người làm chứng hợp lực với đối phương hại mình.
– Phụ: là văn thư, đơn kiện: nếu phụ suy hoặc không có phụ thì không có cáo trạng. Có cả quan và phụ thì mới có khí. Khởi kiện mà gặp phụ và quan động thì việc tất thành. Phụ trì thế là mình tố cáo; phụ trì Ư là đối phương tố cáo mình.
– Tài động làm tổn thương phụ thì việc kiện không thành.
– Tài trì T là mình có lý. Nhưng bị quan khắc thì quan tòa không nghe.
– Quan ở cả quẻ nộ và quẻ ngoại thì quyền xử không về một mối, việc xử sẽ lặp đi lặp lại. Quan hóa quan cũng vậy. Quan vượng thì tội nặng, suy thì tội nhẹ. Nếu không có quan thì chưa có người xử.
– Quan sinh Ư khắc T: Mình lo; Quan sinh T khắc Ư : người lo.
– Huynh động là không cho phép phân giải. huynh nằm giữa T và Ư là việc có liên quan đến nhiều người. Huynh khắc T hay Ư là người làm chứng đòi hối lộ.
– Huynh trì T, huynh động khắc T, Huynh hóa huynh thì việc kiện mà khuynh gia bại sản.
– Tử trì T hoặc Tử động là có cứu giúp ( thoát chết).

Ứng dụng kinh dịch dự đoán kiện tụng

Categories: Huyền học,Kinh dịch

Tags: ,,

1 Comment

  1. Pingback: Lục hào bi bí bảo - iKinh Nghiệm

Leave A Reply

Your email address will not be published.