Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Kinh doanh thực phẩm sạch hiện nay đang là một trong những phân khúc thị trường bán lẻ được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cũng có rất nhiều cửa hàng được mở ra nhưng hầu hết đều không tồn tại được trong thị trường có độ cạnh tranh cao. Trong khi đó nhu cầu về thực phẩm sạch hiện nay vô cùng lớn, gần như ai cũng có nhu cầu, đặc biệt là những người có thu nhập khá và có kiến thức về an toàn thực phẩm. nắm bắt được điều đó, bài viết này của Blog Sapo sẽ mang tới những chia sẻ thực tế về kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch của doanh nhân Trần Quân – chủ thương hiệu hải sản và thực phẩm sạch Sói biển.

Là chủ một trong những thương hiệu nổi tiếng và đi đầu trong lĩnh vực này ở Việt Nam, những chia sẻ của ông chủ này là kinh nghiêm đúc kết kể từ khi làm việc bán thời gian tại một cửa hàng thực phẩm sạch uy tín tại Hà Nội đến khi tự mở và phát triển Hải Sản và Thực Phẩm Sạch Sói Biển như ngày hôm nay.

1. Đặt tên cho thương hiệu của bạn

Đặt tên thương hiệu, khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và những gì bạn có thể mang lại cho xã hội thông qua việc kinh doanh của mình. Bạn phải tạo ra sự khác biệt và ấn tượng trong cái tên, slogan, logo, nhận diện thương hiệu không được trùng lặp với những thương hiệu khác hoặc quá dài khó nhớ. Ví dụ như khi khách hàng hỏi về thương hiệu Sói Biển anh sẽ kể cho họ nghê câu chuyện bám biển của người đồng sáng lập với anh, quá trình phấn đấu và được nhà nước công nhận như thế nào. Điều đó sẽ khiến khách hàng hiểu và nhớ lâu. Thông thường, những nhà quản lý thành công là những người biết cách kể câu chuyện về bản thân mình một cách cuốn hút nhất và biến nó thành thương hiệu cá nhân.

2. Tìm địa điểm phù hợp với kinh doanh thực phẩm sạch

Địa điểm có vai trò vô cùng quan trọng, chiếm tới 40% thành bại công viecj kinh doanh cảu bạn. Bạn nên chú ý tới những điều sau khi quyết định địa điểm:

Khu vực đông dân cư thu nhập khá trở lên và có tri thức càng tốt

Khu vực đông người đi qua lại và tiện cho việc ghé qua mua thực phẩm ví dụ như gần chợ, gần trường học, gần các tòa nhà cao tầng có nhiều văn phòng.

Khu vực có thu nhập cao tập trung ở các quận như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy…Hoặc một số khu đô thị nơi xa chợ hoặc siêu thị lớn, mở cửa hàng thực phẩm sạch ở tầng 1 tòa nhà cao tầng cũng rất tốt.

Diện tích cửa hàng ban đầu khoảng từ 35m2 đến 50m2 là đẹp

Mặt tiền: Mặt tiền càng rộng càng tốt, tốt nhất là 2 mặt tiền do có thể tiếp cận với khách hàng tốt hơn và có nhiều chỗ để xe hơn, mặt tiền ít nhất là 3 mét.

3. Tìm nguồn sản phẩm thực phẩm sạch

Cửa hàng của bạn bắt buộc phải có những nguồn hàng riêng, chất lượng, khác biệt và tỷ suất lợi nhuận ở mặt hàng đó cao hơn các cửa hàng khác. Nếu không có được điều này bạn sẽ rất khó khăn để tồn tại trong 6 tháng đầu. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể đi tìm hiểu tại thực tế, có thể về các vùng quê, liên hệ với những cơ sở sản xuất, nuôi trồng uy tín và đặt vấn đề phân phối độc quyền với họ để có nguồn hàng chất lượng và ổn định… Cách sơ chế, đóng khay, sử dụng màng bọc thực phẩm và bảo quản thực phẩm ở tủ mát, tủ đông như thế nào? Tốt nhất là tìm hiểu qua google nếu có gì chưa hiểu thì sang tìm hiểu ở những cửa hàng thực phẩm sạch khác.

4. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Thời gian đầu chính bạn là người phải trực tiếp làm việc ở cửa hàng và chỉ cần tuyển dụng 1 hoặc 2 người hỗ trợ thêm. Rất nhiều các cửa hàng thất bại bởi ngay từ ban đầu đã thuê người khác làm việc, quản lý không tốt, hàng tồn quá nhiều, không tận tâm chăm sóc khách hàng… Bạn chính là người làm tốt nhất những điều này và sau khoảng 6 tháng trực tiếp làm mọi việc ở cửa hàng, hiểu hết về mọi việc ở cửa hàng bạn có thể viết ra quy trình làm việc và đào tạo nhân viên làm tốt hơn bạn…

5. Marketing cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Trước khi mở cửa hàng cần chuẩn bị một kế hoạch chi tiết để giới thiệu về cửa hàng, có thể là phát tờ rơi, thông báo loa đài khu vực, treo biển hiệu, thông báo trên trang mạng xã hội…

6. Mua sắm trang thiết bị

Cửa hàng cần có ít nhất 1 tủ đông loại tủ mặt kính để trưng bày hàng đông lạnh. Theo tôi nên mua luôn loại 800 đến 1000 lít để khi bày hàng được bắt mắt hơn loại 300 lit. Các loại thực phẩm khác nhau nên được trữ trong tủ riêng, thịt động vật sống một tủ và hoa quả trưng bày trong một tủ khác. Ngoài ra còn có nhiều vật dụng khác như quầy, kệ, bàn thu ngân, máy tính, máy in…Một gợi ý hữu ích đó là bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để giảm các chi phí nhân công, tiết kiệm thời gian khi vận hành và chuyên nghiệp hóa hơn.

7. Trang trí cửa hàng

Cửa hàng thực phẩm sạch nên chọn màu sáng, trắng hoặc xanh lá cây tạo cảm giác sạch và thân thiện hơn những gam màu tối khi trưng bày sẽ không bắt mắt. Mặt tiền của cửa hàng có các hệ thống biển ngang, dọc và biển phướn ra bên ngoài vỉa hè để thu hút khách hàng. Trong cửa hàng nên treo một số những hình ảnh bạn đi thực tế các nguồn thực phẩm đầu vào, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, một vài câu nói khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và tâm huyết của bạn ở những nơi khách hàng dễ thấy nhất….

8. Giấy tờ, thủ tục liên quan

Về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nên có đầy đủ để tránh mọi vướng mắc khi các cơ quan nhà nước đến kiểm tra

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Categories: Kinh doanh,Kinh nghiệm

Tags:

Leave A Reply

Your email address will not be published.