Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ ăn vặt

Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ ăn vặt

Giới trẻ là đối tượng khách hàng rất tiềm năng, họ ưa thích sự mới mẻ và dám thử thách khám phá. Vì vậy những mô hình kinh doanh hướng tới giới trẻ đang rất phát triển với đa dạng chủng loại và nhận được đông đảo sự quan tâm. Một trong số đó là mở cửa hàng đồ ăn vặt, tuy nhỏ nhưng lợi nhuận thu về rất cao. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số kinh nghiệm mở cửa hàng đồ ăn vặt giúp bạn có cái nhìn khái quát và bước những bước đầu tiên thật chuẩn xác.

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Theo như khảo sát của chúng tôi thì đối tượng thích ăn vặt thường có độ tuổi từ 10 tuổi đến 25 tuổi, và trong khoảng này lại chia thành 2 nhóm với những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào các đặc điểm ấy mà bạn chế biến đồ ăn vặt cho hợp khẩu vị thực khách.

Cụ thể, đối với khách hàng từ 10 đến 15 tuổi, độ tuổi học sinh thường thích những món ăn mềm, ít cay, màu sắc bắt mắt. Nếu bạn hướng tới nhóm đối tượng này thì có thể thu hút sự quan tâm của họ bằng những món đồ chơi, đồ tặng kèm ngay tại quán.

Còn đối với khách hàng từ 15 đến 25 tuổi, họ thích các món giòn, đậm đà và đa dạng hương vị hơn. Nhóm đối tượng này thường tụ tập đi chung với nhau, nên ngoài bán đồ ăn vặt bạn nên tạo không gian để họ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

2. Xác định địa điểm đặt cửa hàng đồ ăn vặt

Vì đối tượng mà bạn nhắm đến chủ yếu từ 10 đến 25 tuổi, là học sinh sinh viên nên nơi họ tập trung đông nhất là phạm vi quanh trường học, những trung tâm giáo dục, dạy thêm. Bạn nên chọn địa điểm đặt cửa hàng đồ ăn vặt tại đây, ở mặt đường hoặc nơi có lưu lượng người qua đường nhiều. Nếu như một người sau khi ghé vào cửa hàng của bạn mà thấy ưng ý thì họ sẽ dẫn thêm nhiều bạn bè tới.

Nếu bạn có sẵn mặt bằng để xây dựng cửa hàng là tốt nhất, còn nếu không thì khi đi thuê bạn nên kiểm tra kĩ các điều khoản hợp đồng, và hãy kí dài hạn, như vậy giá cả sẽ ổn định hơn.

Mặt bằng là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh, nó có thể quyết định đến sự thành bại của bạn. Vì vậy hãy cẩn trọng khi xác định địa điểm đặt cửa hàng ăn vặt.

3. Tuyển nhân viên thích hợp

Nếu bạn đã có cửa hàng, đã có sản phẩm thì nhân viên là yếu tố giúp bạn làm hài lòng khách hàng tốt nhất. Thế nên khi tuyển nhân viên bạn phải lựa chọn những người phù hợp, có kĩ năng chuyên môn để quá trình kinh doanh của bạn diễn ra suôn sẻ.

Vì khách hàng bạn hướng tới là giới trẻ, những người thích thể hiện cá tính, nên nhân viên phục vụ phải có khả năng ứng xử tốt, biết xử lý các tình huống bất ngờ, và luôn lấy tôn chỉ “khách hàng là thượng đế” để phục vụ.

Đối với cửa hàng đồ ăn thì đầu bếp là người không thể thiếu, đặc biệt với các đồ ăn vặt thì yêu cầu về hình thức rất cao. Bạn nên tuyển người đã có kinh nghiệm đứng bếp và đam mê với đồ ăn vặt để sáng tạo ra các loại thức ăn mới, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

4. Trang trí trong cửa hàng

Phục vụ cho giới trẻ nên cửa hàng của bạn cần phải có những yếu tố hấp dẫn được họ. Muốn vậy thì bạn phải tạo ấn tượng cho khách ngay từ khi mới bước vào cửa hàng bằng các trang trí đặc biệt bên không gian.

Nội thất trong quán phải trẻ trung, cá tính, dùng những gam màu sáng, minh họa bằng các hình tươi vui, ánh sáng hài hòa. Không gian phải rộng, mát mẻ, đủ sức chứa nhiều người một lúc. Ngoài ra bạn nên đặt thêm những vật trang trí độc đáo để làm điểm nhấn cho cửa hàng của mình.

5. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Vì là cửa hàng đồ ăn vặt nên khách hàng thường gọi nhiều món một lúc, điều này sẽ gây ảnh hưởng cho những người có hệ tiêu hóa kém. Trong quá trình chọn nguyên liệu bạn cần phải thật cẩn trọng, không vì hạ giá thành mà dùng đồ dập, nát, hư hỏng hay phẩm chất kém.

Đồ dùng để đựng thức ăn, bàn ghế trong quán cũng phải luôn được lau chùi sạch sẽ, khiến khách hàng có cảm giác thoải mái khi dùng đồ tại cửa hàng

Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ ăn vặt

 

 

Categories: Kinh doanh,Kinh nghiệm

Tags:

Leave A Reply

Your email address will not be published.