Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Đi dọc các khu phố bây giờ, nếu để ý kĩ chắc bạn sẽ phải ồ lên ngạc nhiên khi thấy cứ cách vài trăm mét lại có một cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini. Loại hình kinh doanh nay không còn mới mẻ nhưng mấy năm gần đây bắt đầu rộ lên theo đà phát triển kinh tế của nước ta. Nếu bạn cũng đang có ý định mở một cửa hàng tạp hóa, và vẫn đắn đo không biết làm thế nào để việc kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất, tránh gặp phải rủi ro không đáng co, thì hãy tham khảo những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa của chúng tôi. Hi vọng rằng sau bài viết này bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn và đưa ra các kế hoạch đúng đắn.

1. Chọn đúng mặt bằng

Cũng giống như bất cứ loại hình nào trong kinh doanh bán lẻ, yếu tố mang vai trò quyết định khi mở cửa hàng tạp hóa là chọn mặt bằng sao cho chuẩn nhất. Đầu tiên là vị trí đặt cửa hàng, do đặc thù hàng hóa nên bạn cần chọn khu vực đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Nếu thuê được mặt đường là tốt nhất, không thì phải cách xa khu chợ một chút, vì rất dễ bị khuất tầm nhìn.

Tiếp đến là diện tích, vì cửa hàng của bạn sẽ bán rất nhiều mặt hàng nên không gian phải đủ lớn và thông thoáng. Với mặt tiền 5m và diện tích 60m vuông cửa hàng tạp hóa của bạn sẽ đạt chuẩn, dễ dàng trong việc sắp xếp bài trí hàng hóa đồng thời đặt biển hiệu thu hút người dùng.

Sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, việc tiếp theo là kí hợp đồng với bên chủ nhà. Trước đó, bạn cần đánh giá tình trạng mặt bằng, báo lại với chủ nhà, sau đó đưa ra điều kiện và xem xét thỏa thuận với họ. Thông thường, hợp đồng thuê nhà kéo dài ít nhât là 5 năm, không nên quá ngắn để tránh gián đoạn trong quá trình kinh doanh, như vậy cũng là cách ổn định giá cả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc chi phí thuê mướn sao cho phù hợp với vốn đầu tư của mình.

2. Trang thiết bị trong cửa hàng tạp hóa

Sau khi đã thuê (hoặc xây) mặt bằng, điều tiếp theo bạn cần phải làm là trang thiết bị cho cửa hàng của mình. Do bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ nhỏ gọn như hộp tăm, bàn chải đến công kềnh như xoong, chậu,…nên bạn cần có các kệ đỡ, giá treo để phân loại, tiết kiệm diện tích.

Hệ thống chiếu sáng, hút ẩm cũng rất quan trọng trong cửa hàng tạp hóa, điều này vừa giúp bảo quản tốt các sản phẩm vừa tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, khách tới mua sắm sẽ có thoải mái hơn.

Cửa hàng tuy không quá rộng nhưng mặt hàng nhiều, bạn nên có hệ thống an ninh chuyên nghiệp như camera giám sát,…để tránh hiện tượng mất cắp hay thất thoát từ nhân viên.

Tiếp đến là lên kế hoạch thuê nhân viên nếu bạn cảm thấy cần thiết. Nhân viên phải có kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp, hiểu biết về nhiều loại sản phẩm để tư vấn cho khách hàng đồng thời biết cách tính toán sổ sách cũng như sử dụng công nghệ cơ bản.

Cuối cùng, hãy lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị in mã vạch, thanh toán. Đây đều là các thiết bị quan trọng, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kinh doanh của bạn giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng khả năng quản lý của mình.

3. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa khi chọn hàng hóa

Bí quyết để kinh doanh bán lẻ thành công chính là ở đây, cách bạn chọn hàng và chọn nhà cung cấp. Chọn hàng đó là cạnh tranh về chất lượng, chọn nhà cung cấp là cạnh tranh về giá.

Trước tiên nói về chọn hàng, bạn cần xác định số vốn đầu tư và khả năng quay vòng vốn của mình để biết nên nhập loại hàng nào. Nếu bạn không có nhiều tiền thì chọn các mặt hàng bình dân, giá rẻ nhưng thông dụng, lấy số lượng để bù chất lượng, lãi ít nhưng bán được nhiều. Còn nếu bạn có khả năng chi trả, hãy nhập cả mặt hàng chất lượng cao bên cạnh hàng bình dân, đặc biệt là hàng ngoại, hàng xách tay. Vì tâm lý người Việt thường chuộng dùng đồ ngoại, cho rằng như thế mới tốt, mới đẳng cấp.

Còn nói về chọn nhà cung cấp, đó là cách bạn thương lượng với họ về việc nhập hàng và công nợ. Các cửa hàng tạp hóa hơn thua nhau ở điểm này, có thể bán cùng một sản phẩm nhưng giá cả chênh lệch dù không nhiều vẫn hút khách đông hơn. Nếu bạn biết cách thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp có thể sẽ được nhập hàng trước, tiền trả sau theo đợt, như vậy bạn không cần phải vốn nhiều, lẽ dĩ nhiên giá sản phẩm của bạn sẽ thấp hơn một chút so với đối thủ.

Ngoài ra, một bí quyết nữa khi thỏa thuận với nhà cung ứng là biết cách “ôm” – trữ hàng trước đợt lên giá. Nhiều nhà cung cấp sẵn sàng nói trước cho bạn một khoảng thời gian ngắn trước khi mặt hàng nào đó tăng giá, nếu bạn dám liều ôm hàng về chắc chắn sẽ thu được lời cao sau này.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mà chúng tôi đã tổng hợp được, hi vọng với những gợi ý này việc kinh doanh của bạn sẽ nhanh chóng phát triển trong thời gian tới

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Categories: Kinh doanh,Kinh nghiệm

Tags:

Leave A Reply

Your email address will not be published.