Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa trẻ em
Cũng giống như những mặt hàng dành riêng cho trẻ em khác, sữa luôn được các ông bố bà mẹ đặc biệt quan tâm khi đi mua sắm. Vì sữa là một loại thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe các bé nên có các yêu cầu về chất lượng rất khắt khe, việc kinh doanh mặt hàng này cũng có những khó khăn đặc thù riêng. Nhưng đừng vì thấy khó mà nản lòng, chúng tôi sẽ đồng hành bên bạn, đưa cho bạn các lời khuyên về kinh nghiệm mở cửa hàng bán sữa cho trẻ em mà chúng tôi đã đúc kết được. Hi vọng rằng với bài viết này, bạn sẽ tháo gỡ được những khúc mắc, đắn đo trong lòng để bắt đầu việc kinh doanh của mình.
1. Xác định vốn đầu tư đúng đắn
Nếu bạn đi khảo sát một vòng các cửa hàng bán sữa cho trẻ em hiện nay bạn sẽ thấy cửa hàng của họ bày bán rất nhiều loại sữa khác nhau. Các chủng loại sản phẩm đa dạng với sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa,…và mỗi loại lại có đến ba, bốn thương hiệu từ trong nước tới nước ngoài. Như vậy cũng đủ biết lượng hàng nhiều như thế nào, trong khi giá cả không hề rẻ, từ đó có thể suy ra vốn nhập hàng là một con số rất lớn.
Thông thường, chỉ tính riêng vốn nhập hàng bạn đã phải bỏ ra từ 250 – 300 triệu đồng, chưa kể một số loại sữa ngoại có giá gấp 2 thậm chí 3 đến 4 lần giá sữa nội. Bên cạnh đó là chi phí dành cho mặt bằng, trang thiết bị hay tiền thuê nhân viên, quảng cáo, v.v…cũng rất nhiều.
Nếu có ý dịnh kinh doanh sữa bạn phải chuẩn bị nguồn vốn đủ dùng để xoay vòng được, cũng với đó là số tiền phòng tránh rủi ro không lường trước.
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng bán sữa cho trẻ em khi tìm nguồn hàng
Hiện nay các cửa hàng bán sữa cho trẻ em có hai nguồn hàng, một là sữa xách tay từ nước ngoài về, hai là nhập hàng từ công ty hoặc đại lý phân phối chính hãng của công ty đó.
Trước tiên là nói về hàng xách tay, với nguồn hàng này bạn có thể chọn hai cách, hoặc là tiếp viên hàng không đem hàng về, hoặc là xách tay đường tàu biển. Đối với hàng do tiếp viên mang về sẽ đảm bảo hơn, vỏ hộp không bị bẹp hay han gỉ trong quá trình vận chuyển và cũng không lo về hạn sử dụng như vận chuyển đường biển. Tuy nhiên, hàng theo đường tàu giá lại rẻ hơn, có thể nhập số lượng lớn, rất tiện với những ai muốn kinh doanh quy mô lớn.
Còn hàng nhập chính hãng, khi bạn nhập từ công ty bạn sẽ phải đăng ký trước số lượng cần thiết ngay từ đầu tháng, và ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu được trả vào cuối tháng. Còn nhập hàng từ đại lý phân phối bạn muốn lấy bao nhiêu, khi nào cũng được, chiết khấu cũng tùy vào số lượng bạn nhập.
Có nhiều người thường hỏi chúng tôi, ngoài bán sữa có thể bán một số vật dụng khác dành cho trẻ được không. Theo lời khuyên của chúng tôi là không, vì tâm lý các ông bố bà mẹ khi đi mua sắm là chỉ muốn mua tại cửa hàng chuyên về sữa cho đảm bảo.
Về việc nên nhập sữa của hãng nào, đây đều phụ thuộc vào khảo sát của bạn về thị trường, xem nhu cầu của khách ra sao. Hiện nay có một số dòng bán chạy như Dielac, Friso Gold, Enfa A+, Abbott,…đều có chất lượng đảm bảo. Nhưng bán sữa còn tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của các bé nữa, nên bạn cần học hỏi nhiều kinh nghiệm trong việc chọn sữa về bán.
3. Thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng
Vấn đề mặt bằng chúng tôi đã nói đến khá nhiều trong các bài kinh nghiệm mở cửa hàng khác, về cơ bản thì cũng giống nhau. Bạn chỉ cần chú ý địa điểm nên cách xa siêu thị một chút, tránh việc cạnh tranh với họ, càng gần khu dân cư với lưu lượng người qua lại lớn càng tốt.
Còn về việc bày trí và trang thiết bị cho cửa hàng, bạn nên tham khảo ở một số nơi, ý kiến những người am hiểu về thiết kế không gian. Các giá đỡ, kệ bày nên được sắp xếp khoa học, hợp lý, phân loại chính xác đồng thời tạo lối đi thoải mái cho khách đến xem hàng.
Sữa tuy là mặt hàng đóng hộp nhưng dù sao cũng là thực phẩm, bạn nên có hệ thống bảo quản tốt, máy lạnh, thông gió, chống mối mọt, chuột gián,…Bên cạnh đó, khi bán sữa bạn còn phải quan tâm đến hạn sử dụng của sản phẩm nữa, nên tốt nhất hãy sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng, giúp bạn kiểm soát hàng hóa tốt hơn, tiết kiệm được rất nhiều công sức và chi phí.
Với một số kinh nghiệm mở cửa hàng bán sữa cho trẻ em mà chúng tôi đã chia sẻ, hi vọng bạn sẽ có những kiến thức cơ bản để bắt đầu việc kinh doanh của mình thật thuận lợi