Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép

Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép

Cũng giống như đầu tư vào trang phục quần áo, giày dép cũng là một trong những món đồ thời trang được rất nhiều người chú trọng đầu tư. Thậm chí có những cô gái còn thích sưu tầm những đôi giày hot nhất. Mở một cửa hàng giày dép là không hề đơn giản. Kinh doanh giầy dép khó hơn nhiều so với kinh doanh thời trang bởi nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm nhận biết mặt hàng, kinh nghiệm đánh giá thị trường, gu thẩm mỹ và quan trọng hơn cả là phải tính được bài toán lợi nhuận. Kinh doanh giày dép không khôn khéo, lượng hàng tồn sẽ nhiều hơn lượng hàng bán ra, hơn nữa với sự kén chọn của khách hàng thì đòi hỏi người bán ngoài kinh nghệm như đã nói ở trên, phải có phong cách riêng của mình. Do đó, mở một cửa hàng giày dép đòi hỏi bạn phải có kế hoạch và sự chuẩn bị cụ thể, nếu bạn đang có ý định kinh doanh giày dép, hãy tham khảo những gợi ý của chúng tôi dưới đây để bạn có được một kế hoạch kinnh doanh tốt nhất.

4 bước để bạn bắt đầu mở một cửa hàng kinh doanh giày

Bước 1: Mặt hàng bạn định kinh doanh là gì? Đối tượng hướng đến là ai?

Bạn cần xác định mục tiêu loại giày dép bạn định bán, đối tượng bạn định hướng đến là ai. Ví dụ, bạn định kinh doanh giày cao gót, giày trẻ em hay giày nam; hoặc đối tượng bạn hướng tới là gì? Dân văn phòng, học sinh sinh viên hay giới trung niên? Rõ ràng, mục tiêu và đối tượng bạn hướng đến kinh doanh phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng, địa điểm bán,..Bạn cần có những câu trả lời cụ thể.

Sau khi đã có những câu trả lời, bạn có thể phác thảo một bản kế hoạch kinh doanh. Nếu có thể bao gồm cả kế hoạch marketing, phân tích tính cạnh tranh của các cửa hàng giày xung quanh, thông tin chi tiết về thị trường mục tiêu của bạn và thích hợp, dự toán chi phí ngân sách
Nếu bạn có ý định mở một cửa hàng kinh doanh giày dép, đừng quên có được các giấy phép cần thiết để bắt đầu kinh doanh.

Bước 2: Nhà cung cấp ổn định

Bạn cần tìm được các nhà phân phối bán buôn giày dép với giá cả rẻ nhất, chất lượng đảm bảo với tiêu chí kinh doanh của mình. Tìm được từ 2 nhà cung cấp trở nên giúp bạn chủ động hơn trong nguồn hàng thay vì thụ động phụ thuộc vào một nhà cung cấp.

Bước 3: Địa điểm bán là quan trọng

Địa điểm mở cửa hàng cũng cần được chú trọng, hãy thuê một cửa hàng cho việc kinh doanh của bạn tại những nơi đông người, cạnh trường học, công ty hay ở một khu chợ nào đó. Ngoài ra bạn cũng có thể kinh doanh tại các chợ trung tâm, nơi tập trung các chợ buôn bán bởi “ buôn có bạn, bán có phường”
Trang trí cửa hàng của bạn một cách hấp dẫn, cách bày trí giày dép trong cửa hàng phải khoa học, nhìn đẹp mắt . Ví dụ, nếu bạn mở cửa hàng giày dép cho trẻ em thì cách bố trí phải khác một cửa hàng bán giày dép công sở, từ màu sắc sử dụng trang trí cho đến thiết lập các khu vui chơi dành cho trẻ em. Nếu không thể tự làm, bạn có thể nhờ đến thợ thiết kế, họ sẽ tư vấn thêm cho bạn.

Bước 4: Đương nhiên phải quảng cáo

Internet phát triển, có rất nhiều cách để bạn quảng cáo cả online lẫn offline. Mở tài khoản trên các trang mạng xã hội để kết nối với khách hàng tiềm năng, hay một trang web cung cấp những bản tin quảng cáo với chiến lược giảm giá đặc biệt cho khách hàng. Bạn cũng có thể quảng bá cho cửa hàng bằng cách phát tờ rơi hay các phiếu giảm giá cho chương trình khuyến mại đặc biệt của cửa hàng.

Do đó, kinh doanh ngành hàng giày dép hiện tại có một số thuận lợi nhất định nhưng cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe của ngành thời trang luôn biến động. Vì vậy, mở một cửa hàng giày dép không chỉ cần vốn mà còn đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng khác để thành công.

NHỮNG BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ

Xác định đối tượng khách hàng của bạn

Bạn không nên nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng vì lĩnh vực này cần sự đầu tư lớn về thời gian để chọn sản phẩm.
Chọn nguồn hàng cho bạn

Có rất nhiều cách để chọn nguồn hàng, bạn có thể tham khảo những cách sau:

+ Tự thiết kế và cắt may để bán (cái này yêu cầu kĩ năng, tay nghề và thẩm mỹ cao).
+ Đến tận các xưởng sản xuất hoặc nhà máy sản xuất ở Việt Nam để chọn lựa hàng.
+ Lấy lại nguồn hàng từ các nhà đại lý….
Chuẩn bị phần cứng

+ Lựa chọn mặt bằng: Diện tích cửa hàng bao nhiêu mét vuông hay đơn giản chỉ là shop online sẽ quyết định tới chi phí đầu tư ban đầu của bạn.
+ Thiết kế nội thất: giá kệ thời trang , móc treo, ánh sáng (yêu cầu phải bắt mắt và tập trung vào khu trưng bày sản phẩm, càng long lanh càng tốt).
+ Thiết bị an ninh: bao gồm camera quan sát và cổng từ an ninh.
+ Thiết kế ngoại thất: băng rôn quảng cáo biển hiệu, in 1 số hình ảnh về thời trang treo trên từng khu vực sản phẩm cho sinh động.
Chuẩn bị hàng hóa

Sau khi bạn nhập hàng về, bạn cần phân loại hàng hóa và nhập hàng vào hệ thống bán hàng, dán mã vạch cho các sản phẩm để đảm bảo thanh toán tự động cho khách hàng.
LỰA CHỌN PHẦN MỀM QUẢN LÝ CỬA HÀNG GIÀY DÉP

Phần mềm quản lý bán hàng dành cho cửa hàng (shop) thời trang giày dép của TMT Softs được xây dựng dành cho các shop giày dép, đồ thể thao hiện đang được rất nhiều nhà quản lý tin tưởng và sử dụng ở rất nhiều cửa hàng, shop giày dép thời trang hay các shop bán đồ thể thao. Việc tích hợp mã vạch giúp các doanh nghiệp đơn giản hơn trong khâu quản lý.

Những tính năng nổi bật của phần mềm quản lý bán hàng cửa hàng (shop) giày dép:

Quản lý danh mục sản phẩm, khách hàng, nhà cung cấp.
Quản lý bán hàng nhiều chế độ bán sĩ, bán lẽ.
Quản lý xuất, nhập, tồn kho.
Quản lý hoá đơn.
Quản lý công nợ khách hàng, nhà cung cấp.
Quản lý thu chi.
Phân quyền cho từng nhân viên.
Hệ thống báo cáo đầy đủ.
Phân tích lợi nhuận bán hàng.
Sử dụng online (tuỳ chọn)

Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép

Categories: Kinh doanh,Kinh nghiệm

Tags:

Leave A Reply

Your email address will not be published.