5 kinh nghiệm quản lý có hiệu quả

5 kinh nghiệm quản lý có hiệu quả

Có khá nhiều người đang làm quản lý biết rằng, quản lý vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, nhưng không phải ai cũng kịp đúc kết kinh nghiệm quản lý của mình thành những gạch đầu dòng tóm tắt dễ nhớ.

Quản lý là một nghệ thuật trong việc khiến mọi nhân viên nhiệt tình với công việc ngay cả khi không có mặt bạn ở đó, nó mang tính khoa học ở chỗ phải biết làm thế nào để thực hiện những biện pháp quản lý đã đề ra. Các nhà quản lý lâu năm đã đúc kết được 5 yếu tố kinh nghiệm căn bản, rất dễ nhớ, đó là: Biết tạo sức mạnh tập thể, lên kế hoạch, tổ chức công việc, quản lý và giám sát.

Thước đo hiệu quả công việc và cũng là tiêu chuẩn đánh giá người quản lý là khả năng tạo sức mạnh nhóm hiệu quả trong công việc. 4 nhân viên có thể làm 6 đơn vị công việc trong vòng 8 giờ mà không có mặt giám đốc. Nếu khi bạn làm quản lý họ, họ vẫn làm 6 đơn vị công việc một ngày thì người ta không cần bạn quản lý. Nếu họ có thể làm 8 đơn vị công việc mỗi ngày, bạn mới tạo thêm giá trị ở cương vị nhà quản lý.

Nhà quản lý giỏi phải bắt đầu bằng một kế hoạch tốt. Không có kế hoạch bạn sẽ không bao giờ thành công. Nếu bạn cho rằng một mục tiêu, kế hoạch là điều may mắn hoặc cơ hội và không lặp lại. Bạn có thể làm việc theo kiểu đầu voi đuôi chuột nhưng qua một đêm bạn sẽ không bao giờ giữ được lâu bền thành công đạt được. Bạn cần phải tính toán để đạt được mục tiêu. Nguồn lực nào mà bạn đang có? Bạn có thể nhận được điều gì? So sánh điểm mạnh và điểm yếu của các cá nhân và những nguồn lực khác nhau. Suy nghĩ về việc hiệu suất của các nhân viên và khả năng hoàn thành kế hoạch của họ v.v… Một trong những điều thường bị bỏ sót nhất trong công việc của cấp quản lý là tạo một bản kế hoạch hiệu quả.

Khi bạn có một kế hoạch, bạn phải thực hiện nó bằng cách tổ chức công việc. Mọi thứ đã sẵn sàng trong đầu bạn và nhân viên của bạn? Nhóm của bạn đã chuẩn bị được gì trước khi mọi thứ được “chạy”. Và một điều quan trọng nữa là nhân viên của bạn được đào tạo về kế hoạch mới này chưa? Họ có tận tụy hay không? Họ đã được trang bị những dụng cụ cần thiết hay chưa? Bạn cần rà soát lại tất cả trước khi kế hoạch được bắt đầu.

Tiếp theo là chỉ huy – bạn bắt đầu quản lý công việc một cách sát sao nhất. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, bạn hãy bấm vào “nút khởi động”. Hãy nói những gì mọi người cần làm. Bạn cần hình dung mình đang là nhạc trưởng, quản lý cả một dàn nhạc. Mọi người phải tự hoàn thành tốt phần việc của mình và công việc của người chỉ huy là kết nối tất cả thành tác phẩm âm nhạc hoàn hảo.

Và khâu cuối cùng không thể thiếu là giám sát công việc. Khi mọi thứ đang “chạy” bạn cần có sự theo dõi tất cả. Hãy chắc chắn mọi thứ theo đúng kế hoạch. Khi công việc không theo kế hoạch, bạn cần từng bước nắn chúng vào quỹ đạo, khi bất ngờ xảy ra sự cố, bạn phải luôn chú ý để thu xếp, điều chỉnh mọi thứ đồng bộ ăn khớp trở lại.

Quản lý là một kỹ năng cần được nghiên cứu và thực hành. Nếu bạn hiểu tường tận 5 kinh nghiệm tóm tắt này và hành động kịp thời, theo đuổi có bài bản với tính mục đích cao, cho dù quản lý mọi người không hề đơn giản, khả năng thành công của bạn là lớn hơn nhiều so với việc chỉ huy theo cảm tính và thói quen “ngẫu hứng”.

5 kinh nghiệm quản lý có hiệu quả

Categories: Kinh doanh,Kinh nghiệm

Tags:

Leave A Reply

Your email address will not be published.