Xác định thời gian ứng nghiệm của quẻ

Xác định thời gian ứng nghiệm của quẻ

Sau khi lập quẻ là biết rõ cát hung, lúc đó điều quan trọng nhất là xác định thời gian ứng nghiệm của quẻ. Sự tính toán này quan hệ rất lớn đến kết quả thành bại của dự đoán. Xác định thời gian ứng nghiệm chuẩn xác thì tạo phúc cho con người, không chính xác là đem lại tai họa cho họ.

Từ xưa đến nay các nhà chiêm bốc đều vô cùng coi trọng việc xác định thời gian ứng nghiệm. Trong các sách bàn đến rất nhiều, nhiều người đưa ra nhiều phương pháp.Ví dụ xác định thời gian, ứng nghiệm của quẻ theo tượng quẻ, theo số quẻ, theo hào.

Định thời gian, ứng nghiệm của quẻ theo tượng quẻ, theo số quẻ, theo hào. Dưới đây giới thiệu các phương pháp thường dùng để độc giả tham khảo.

1. Xác định thời gian ứng nghiệm theo tượng quẻ

Càn, đoài thuộc kim, nên ứng nghiệm ở thời điểm canh, tân.

Chấn, tốn thuộc mộc, ứng nghiệm ở thời điểm giáp, ất.

Khôn, cấn thuộc thổ, thời gian ứng nghiệm mậu, kỉ.

Khảm thuộc thủy, thời gian ứng nghiệm ở nhâm, qúy.

Ly thuộc hỏa thời gian ứng nghiệm ở bính, đinh.

Ngoài ra theo bát quái phối với địa chi cũng có thể xác định được thời gian ứng nghiệm.

Càn, phối tuất, hợi, nên thời gian ứng nghiệm ở tuất, hợi.

Đoài phối dậu, nên ứng nghiệm ở dậu.

Khôn phối thân, mùi nên ứng nghiệm ở thân, mùi.

Li phối ngọ, nên ứng nghiệm ở ngọ.

Tốn phối tị, thìn nên ứng nghiệm ở tị, thìn,

Chấn phối mão, nên ứng nghiệm ở mão.

Cấn phối dần, sửu nên ứng nghiệm ở dần sửu.

Khảm phối tí, nên ứng nghiệm ở tí.

Thời gian ứng nghiệm ở đây có thể là năm, tháng, ngày, hoặc giờ. Nên là năm, hay tháng, hay ngày, hay giờ phải căn cứ vào tình hình cụ thể của sự việc mà phán đoán.

2. Xác định thời gian ứng nghiệm theo số của quẻ

Có hai loại phương pháp. Một loại là lấy số quẻ thể cộng với số quẻ dụng để tính thời gian ứng nghiệm. Ví dụ quẻ thể là càn, quẻ dụng là khảm, càn 1, khảm 6, nên có thể tính là 7 năm, 7 tháng, hoặc 7 ngày, hay 7 giờ. Còn phương pháp khác là lấy số quẻ chủ, số quẻ hỗ, số quẻ biến để xác định. Ví dụ: quẻ chủ là Thiên thủy tụng là số 7, quẻ hỗ là Phong hỏa gia nhân là số 8, quẻ biến là Thiên địa phủ, là số 9. Tổng số là 24, nên có thế xác định là 24 năm, hoặc 24 tháng, hoặc 24 ngày, hoặc 24 giờ.

3. Xác định thời gian ứng nghiệm theo quẻ sinh cho quẻ thể

Có quẻ sinh thể thì tốt, là sự việc nhất định sẽ gặp ứng.

Cho nên phải xem số của quẻ dụng sinh cho quẻ thể, để xác định thời gian ứng nghiệm. Ví dụ: khảm là dụng sinh cho quẻ thể. Khảm là 6 nên có thể xác định là 6 năm hoặc 6 tháng, hoặc 6 ngày, hoặc 6 giờ.

Nếu sinh cho quẻ thể là quẻ hỗ thì thời gian còn đến chậm hơn nữa. Nếu có quẻ sinh thể, lại cũng có quẻ khắc thể, thì việc sẽ gặp trở ngại, tức là trong tốt có xấu. Nếu có quẻ khắc thể mà không có quẻ sinh thể thì việc không thành. Cho nên nói có sinh thể, không có khắc thể thì tốt.

4. Lấy trạng thái động, tĩnh của người đến đoán để xác định thời gian ứng nghiệm

Phàm đoán về thời gian ứng nghiệm, phải kết hợp xem sự động, tĩnh cùa người đến đoán để quyết định sự ứng nghiệm đến nhanh hay chậm. Người xưa tổng kết phát hiện thấy: nếu người đến hỏi trong trạng thái động thì ứng nghiệm nhanh. Lấy số của quẻ chia đôi, ví dụ quẻ tốn là 10, chia 2 được 5, thời gian ứng nghiệm là 5.

Người đến đoán quẻ đứng yên có thể lấy nửa chậm, nửa nhanh. Ví dụ quẻ tốn là 10, nửa chậm là 12,5 ngày, nửa nhanh là 7,5 ngày.

Người đến hỏi quẻ ngồi thì lấy số quẻ để xác định. Ví dụ quẻ tốn là 10 có thể xác định là 10.

Người hỏi quẻ nằm, thời gian ứng nghiệm chậm hơn, tăng gấp đôi. Ví dụ quẻ tốn là 10 thì xác định là 20.

Bát quái, to đến bao, la, nhỏ đến mức không còn gì trong đó, xa là mọi vật, gần là bản thân mình. Thời gian ứng nghiệm lâu là năm tháng, gần là ngày giờ. Cho nên khi xác định ứng nghiệm phải căn cứ vào tình hình thực tế, nếu không sẽ dễ mắc sai lầm.

5. Thời gian ứng nghiệm của Dụng thần

1. Dụng thần là Hào tĩnh thì sẽ ứng nghiệm vào 1 trong 2 ngày: ngày Kiến hay Xung Dụng thần

2. Dụng thần là Hào động thì sẽ ứng nghiệm vào 1 trong 2 ngày: ngày Kiến hay Hợp Dụng thần

3. Dụng thần quá vượng sẽ ứng nghiệm vào ngày Xung hay ngày Mộ

4. Dụng thần bị Hưu, Tù, Vô khí thì ứng nghiệm vào ngày, tháng Sinh cho Dụng thần hay mùa Kiến Dụng thần

5. Dụng thần nhập Mộ thì ứng nghiệm vào ngày hay tháng Xung Mộ

6. Dụng thần gặp Hợp phải chờ đến ngày Xung mới ứng nghiệm

7. Dung thần bị Nguyệt phá sẽ ứng nghiệm vào ngày Hợp Dụng thần hay ngày Xung Nguyệt thần

8. Dụng thần được Nhật, Nguyệt sinh hay hào động sinh nhưng bị các hào khác khắc phải chờ ngày Xung Khắc càc hào đó mới ứng nghiệm

9. Dụng thần bị Nhật, Nguyệt khắc hay hào động khắc sẽ ứng nghiệm vào ngày Khắc Dụng thần hay ngày sinh cho hào Động

10. Dụng thần động biến hoá Tiến sẽ ứng nghiệm vào Ngày Tháng Kiến hay Khắc Dụng thần

11. Nguyên thần động, Thế lâm Không Vong sẽ ứng nghiệm vào ngày Kiến Nguyên thần

12. Nguyên thần Tĩnh, hào Thế suy, phải chờ ngày Xung Nguyên thần mới ứng nghiệm

Tác phẩm, tác giả, nguồn
Tác phẩm: Địa lợi
Tác giả: Bạch Huyết
Dịch giả: Nguyễn Văn Mậu
Nhà xuất bản Hà Nội 2008
Ebook: TVE-4U.org

6. Dự đoán ứng kỳ theo Vương Hổ Ứng

Ứng kỳ chính là dự đoán khi nào sự việc sẽ xảy ra, việc cát khi nào cát, hung thì khi nào hung. Nói chung như Vương Hổ Ứng lão sư đã từng nói, ứng kì là 1 chương khó, phải tổng hợp nhều kiến thức cũng như kinh nghiệm mới có thể đưa ra 1 dự đoán chính xác nhất. Khi ứng dụng vào thực tiễn cần linh hoạt vận dụng, không nên cứng nhắc. Các vấ đề cụ thể về ứng kỳ được giới thiệu rất kĩ trong cuốn “Lục Hào Quái Lệ Thuyết Chân”, cuốn này sẽ được xuất bản trong tháng 6.

Dưới đây xin trình bày 1 số nguyên tắc cơ bản :

1. Dụng thần yên tĩnh, lấy địa chi của Dụng thần đại biểu năm tháng ngày giờ làm ứng kì, hoặc lấy địa chi Xung Dụng thần làm ứng kỳ.

2. Dụng thần phát động, lấy địa chi của Dụng thần đại biểu năm tháng ngày giờ làm ứng kì, hoặc lấy địa chi Hợp Dụng thần làm ứng kỳ.

3. Dụng hoặc Kỵ thần quá vượng cần căn cứ vào tình huống cát hung cụ thể của Dụng thần. Dụng thần quá vượng đoán là cát thì lấy Dụng thần nhập Mộ là ứng kỳ. Đoán hung thì lấy sinh Dụng thần làm ứng kì. Kỵ thần vượng thì ngược lại, nhập Mộ hoặc bị khắc là xấu, được sinh thì trái lại là tốt.

4. Nguyên thần phát động, có khi lấy địa chi của nguyên thần là ứng kỳ, hoặc địa chi hợp với nguyên thần làm ứng kì. Nguyên thần Không, Phá thì thực không, thực phá , xung không, hợp phá là ứng kỳ.

5. Kỵ thần phát động, thì lấy địa chi của Kỵ thần hoặc địa chi hợp làm ứng kỳ.

6. Dụng thần hưu tù, gặp tuyệt. Đoán là cát, lấy Dụng gặp trường sinh hoặc lấy địa chi của Nguyên thần là ứng kỳ ; Đoán là hung, Dụng thần nhập mộ, gặp xung, bị khắc là ứng kì. Cũng có khi Dụng thần suy cực gặp trường sinh là hung.

7. Dụng thần nhập mộ, hoặc lấy thời điểm xung mộ hoặc lấy xung dụng thần là ứng kỳ.

8. Dụng thần gặp Hợp, hoặc lấy địa chi xung Dụng thần là ứng kỳ hoặc lấy địa chi xung hợp Dụng thần là ứng kì.

9. Nguyên thần động mà gặp Hợp thì lấy địa chi xung Nguyên thần hoặc lấy địa chi xung hợp Nguyên thần là ứng kỳ. Kỵ thần gặp hợp, thì lại lấy đại chi xung kỵ thần hoặc xung hợp kỵ thần là ứng kì.

10. Dụng thần nguyệt phá, lấy hợp Dụng là ứng kỳ, hoặc lấy địa chi của Dụng thần đại biểu năm tháng ngày giờ là ứng kỳ; hoặc tháng sau là ứng kỳ.

11. Dụng thần, Kỵ thần, Nguyên thần không vong thì lấy địa chi đại biểu năm tháng ngày giờ là ứng kỳ; hoặc lấy địa chi xung không là ứng kỳ.

12. Dụng thần bị Kỵ thần khắc nhưng trong quẻ Vượng tướng thì lấy thời điểm Kỵ thần bị khắc là ứng kỳ hoặc xung Kỵ là ứng kỳ.

13. Dụng thần, Kỵ thần động hóa Tiến thần, lấy địa chi hào động hóa tiến hoặc lấy địa chi hợp hóa tiến là ứng kỳ. Nếu có 1 chỗ tương hợp thì lấy xung khai, không vong lấy thực không, xung không, nguyệt phá thì lấy hợp phá, thực phá.

14. Dụng thần, Kỵ thần động hóa Thoái thần, lấy địa chi thooái thần tức hào biến hoặc lấy địa chi xung hào biến; hoặc lấy địa chi hợp hào động. Nếu gặp Không, Phá thì áp dụng như Tiến thần.

15. Dụng thần phục tàng, lấy địa chi Dụng thần hoặc xung phục hoặc xung phi thần là ứng kỳ.

16. Độc phát có khi lấy địa chi hào độc phát hoặc hợp hào độc phát là ứng kỳ.

17. Độc tĩnh lấy địa hào độc tĩnh là ứng kỳ.

18. Kỵ thần trì thế động hóa ra hào có cùng lục thân với Dụng thần, đa phần lấy thế hào, biến hào là ứng kỳ.

19. Dụng động hóa Không, hóa Phá thì lấy hào biến là ứng kỳ.

Xác định thời gian ứng nghiệm của quẻ

Categories: Huyền học,Kinh dịch

Tags: ,,

1 Comment

  1. Pingback: Lục hào bi bí bảo - iKinh Nghiệm

Leave A Reply

Your email address will not be published.