Hướng dẫn gieo xu để lên quẻ dịch lục hào

Hướng dẫn gieo xu để lên quẻ dịch lục hào

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách để có được 1 quẻ dịch lục hào bằng gieo xu. Quẻ mai hoa tức là phương pháp lấy quẻ bằng giờ động tâm mà các bạn hay được biết thì có 384 biến hoá. Nếu lên quẻ bằng phương pháp gieo xu thì có 4096 biến hoá. Ở đây không nói đến đúng sai nhưng quẻ gieo xu sẽ đem lại nhiều thông tin hơn (gấp 10 lần biến hóa) quẻ giờ động tâm. Từ đó Dự trắc sư sẽ có căn cứ để luận giải cát hung cũng như đưa ra phương pháp hóa giải hợp lý nhất.

GIỜ ĐỘNG TÂM HỎI QUẺ CÓ ĐÚNG HAY KHÔNG ?

Giờ động tâm là lúc mà các bạn động tâm nghĩ về câu hỏi muốn đc giải đáp, có điều khái niệm này nhiều khi vẫn rất là mù mờ, nhiều người có tình bao biện là lúc em nghĩ đến, xin thưa 1 ngày các bạn nghĩ đến hơn 10 lần hoặc nhiều hơn nữa thì lần nào là chính xác nhất ? Tất cả những cách khác như seri tiền, nhặt đũa, vặt lá, đếm hạt ngô, nhặt tăm, lật sách,bát tự,vv… cũng đều gọi chung là quẻ mai hoa, tóm lại đến cuối cùng vẫn là chỉ có 1 hào động mà thôi. Dĩ nhiên cũng vẫn ứng nhưng thông tin đem lại không nhiều, giống như 1 khúc bánh thì quẻ mai hoa nó chỉ cắt vào được 1 khúc mà thôi, như vậy nhà Dự trắc sư sẽ không có 1 cái nhìn đầy đủ về quẻ đó, mà đã nhìn k đủ thì luận giải sẽ thiếu (k nói là sai nhé) tất nhiên hệ quả là hóa giải cũng sẽ không đầy đủ.

ƯU ĐIỂM CỦA QUẺ GIEO XU

  • Đem lại nhiều thông tin hơn so với quẻ giờ động tâm (nhiều biến hóa hơn).
  • Luận giải sẽ chính xác hơn với đầy đủ các tổ hợp cần thiết như phản, phục ngâm, độc tĩnh, độc phát.
  • Dự trắc sư luận giải sẽ chính xác hơn.
  • Hóa giải được luôn bằng quẻ hỏi không phải gieo lại.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUẺ GIEO XU

  • Cần có 3 đồng xu.
  • Cần phải có nơi yên tĩnh, tĩnh tâm nên không thích hợp chỗ đông người.
  • Cần phải hướng dẫn mới gieo đúng được nên rất phiền phức cho những người mới.
  • Không tiện lợi nhanh gọn bằng giờ động tâm.

QUY ƯỚC CÁCH GIEO XU

Một đồng xu bao giờ cũng có 2 mặt, 1 mặt có 4 chữ nho được quy định là mặt ngửa (hoặc có chữ), 1 mặt không có chữ mà chỉ có 2 biểu tượng được gọi là mặt sấp (hoặc không chữ)

Cách ghi các hào sau khi gieo như sau:

  • 2 đồng ngửa 1 đồng sấp (hoặc 2 chữ – 1 không chữ) ghi là hào dương (+)
  • 1 đồng ngửa 2 đồng sấp (hoặc 1 chữ – 2 không chữ) ghi là hào âm (-)
  • 3 đồng ngửa (hoặc 3 chữ) ghi là hào âm (-) (động)
  • 3 đồng xấp (hoặc 3 không chữ) ghi là hào dương (+) (động)

CÁCH GIEO XU

Đặt 3 đồng tiền vào lòng bàn tay trái, bàn tay phải úp lên. Để yên ít nhất 1 phút cho từ trường của con người tác động vào đồng tiền, tập trung tư tưởng nghĩ về việc đang muốn hỏi.
Xóc đồng tiền trong lòng bàn tay. Nam xóc 7 lần, Nữ xóc 9 lần, rồi thả từng đồng ra đĩa. Gieo lặp lại 6 lần (Chỉ niệm trước khi gieo sau đó có thể gieo lần lượt 6 lần). Mỗi lần ghi được 1 hào. Lần lượt ghi từ dưới lên trên, gieo lần 1 là hào 1, lần 2 là hào 2, lần 3 là hào 3…. lần 6 là hào 6. Ghi ngày giờ cũng câu hỏi và úp lên các diễn đàn để nhờ người luận giải.

Ví dụ cách ghi :

Lần 1 : 2 chữ – 1 không chữ hoặc NNS

Lần 2 : 1 chữ – 2 không chữ hoặc NSS

Lần 3 : 3 không chữ hoặc SSS

Lần 4 : 3 chữ hoặc NNN

Lần 5 : 1 chữ – 2 không chữ hoặc NSS

Lần 6 : 1 chữ – 2 không chữ hoặc NSS

LƯU Ý

Hãy nhớ 1 điều “tâm thành thì linh ứng”, ngoài ra cũng có câu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” chỉ cần các bạn thành tâm, tập trung tư tưởng để cho từ trường của các bạn tác động vào đồng tiền xu thì sẽ được quẻ. Niệm tập trung vào câu hỏi muốn hỏi và niệm đi niệm lại chứ không phải niệm được 1 câu rồi gieo luôn cho nhanh. Quẻ ứng và luận giải chính xác cần rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố gieo quẻ này khá quan trọng nên phải hết sức tập trung mà làm.

Hướng dẫn gieo xu để lên quẻ dịch lục hào

Categories: Huyền học,Kinh dịch

1 Comment

  1. Pingback: Lục hào bi bí bảo - iKinh Nghiệm

Leave A Reply

Your email address will not be published.