Các bước luận quẻ

Các bước luận quẻ

  1. Sau khi an các thông tin của quẻ, xác định hỏi về việc gì, vật gì, về ai để xác định Dụng thần.
  2. So sánh Dụng thần với năm, tháng, ngày để xác định Dụng thần hưu tù hay vượng tướng.
  3. Xác định hào Thế nằm tại đâu và mối tương quan giữa hào Thế với Dụng thần.
  4. Xác định các hào động (minh động, ám động) tương tác với Dụng thần và hào Thế để xác định cát hung của sự việc, vật, người.
  5. Xác định ứng kỳ (thời điểm sẽ xảy ra sự việc).

Bước 1:

Xem Dụng thần suy vượng, sinh khắc

  • Dụng thần nên gặp chỗ vượng mà không Tuần Không
  • Dụng thần không nên Tuần Không Phá Mộ Tuyệt
  • Dụng thần nên gặp Nhật Nguyệt hoặc được Nhật Nguyệt sinh trợ
  • Dụng thần không nên bị Nhật Nguyệt khắc
  • Dụng thần nên được hào động sinh trợ, không nên nhận sự hình thương xung khắc của hào động

Hoặc xem Thế, Ứng vượng suy, sinh khắc

  • Thế nên vượng, nên được Ứng trợ sinh, kỵ Tử Mộ mà bị khắc
  • Ứng mà sinh cho Thế là tốt, vượng mà khắc Thế là hung
  • Thế mà khắc Ứng là lợi cho ta, Ứng mà khắc Thế là lợi cho đối phương. Thế Ứng tỳ hòa thì mưu tính việc gì cũng dễ thành
  • Thế mà Tuần Không là ta không thực. Ứng mà Tuần Không là người khác không thành ý
  • Thế động thì ta biến, Ứng động thì người khác biến. Muốn biết biến tốt hay xấu còn phải xét sự sinh khắc của ngũ hành lợi cho hào nào?

Hoặc xem Phi thần, Phục thần vượng suy, sinh khắc

  • Phục thần khắc Phi thần là sự xuất bạo (sự hung tới nhanh)
  • Phi thần khắc Phục thần là quay lại làm thương bản thân
  • Phục thần sinh Phi thần là tiết khí
  • Phi thần sinh Phục thần là Trường Sinh
  • Phục thần khắc phi thần là vô sự
  • Phi thần bị tổn thương thì Phục thần cũng không yên ổn
  • Tóm lại Phục thần nên vượng không nên suy, Phi thần nên sinh trợ mà không nên khắc Phục thần

Bước 2: Xem Dụng thần có Tuần Không hay không

  • Dụng thần, Nguyên thần không nên Tuần Không, Kỵ thần và Cừu thần tốt nhất là Tuần Không

Những trường hợp không là Tuần Không

  • Tuần Không vượng không là Không
  • Tuần không động không là Không
  • Tuần không được Nhật Nguyệt sinh trợ không là Không
  • Động mà hóa Không không là Không
  • Phục thần vượng tướng không là Không
  • Ngày xuất Không không là Không

Những trường hợp là Tuần Không

  • Nhật phá là Không
  • Hưu tù không động là Không
  • Phục thần bị khắc là Không
  • Trực Không là Không (Trực Không là hào Thổ mùa xuân, hào Kim mùa Hạ, hào Mộc mùa Thu, hào Hỏa mùa Đông)

Bước 3: Xem Nguyên thần

  • Nguyên thần nên vượng không nên suy, nên động không nên tĩnh, nên gặp Nhật Nguyệt mà không bị Không Phá
  • Nguyên thần sinh vượng và phát động sinh trợ Dụng thần thì mọi việc đều tốt

Bước 4: Xem Kỵ thần

  • Kỵ thần nên Không, phá, Tử, Mộ, Tuyệt mà không nên sinh vượng
  • Kỵ thần nên yên tĩnh, không nên phát động
  • Kỵ thần nên bị khắc chế, không nên sinh phù

Bước 5: Xem nhật thời

  • Nhật thời không chỉ là tiêu chí cụ thể sinh vượng tử tuyệt của 6 hào, mà còn là căn cứ quan trọng quyết định sự thành bại của sự việc dự trắc.
  • Trong quẻ Dụng thần vượng được Nhật kiến sinh trợ thì càng vượng, Dụng thần hưu tù được Nhật kiến sinh trợ thì khác nào cỏ mạ gặp mưa sương, gặp hung hóa cát
  • Nguyên thần được Nhật lệnh sinh trợ, lại tiếp tục sinh trợ cho Dụng thần thì vạn sự như ý
  • Dụng thần bị Nhật lệnh xung khắc hình hại là hung. Nếu Dụng thần được Nguyệt vượng tướng còn có thể không có việc gì xảy ra, nếu Dụng thần hưu tù vô lực, giống như trên tuyết thêm sương, hung lại càng hung
  • Tóm lại, hào vượng vẫn có thể bị Nhật kiến khắc, xung, hình. Hào vượng tướng bị Nguyệt xung mà Không Phá, bị Nhật khắc mà không bị tổn thương, gặp hào động khắc mà không tổn hại, gặp hào biến quay đầu khắc mà cũng không gây họa.

Luận bàn về Nguyệt kiến cũng giống như Nhật kiến

Bước 6: Xem 6 hào động tĩnh

  • Nếu 6 hào đều tĩnh thì cần phải xem Nhật thời. Nhật thời khắc Dụng thần hoặc hình Dụng thần lúc hành sự phải cẩn trọng. Nguyên thần lâm Nhật thời sinh trợ cho Dụng thần là cát. 6 hào đều tĩnh, hào nào vượng tướng thì xem như hào động và có tác dụng khắc hoặc sinh trợ cho hào hưu tù.
  • Nếu 6 hào loạn động thì chủ về việc phản phúc, không sáng tỏ hoặc không thuận lợi. Nếu Dụng thần vượng tướng lại được Nguyên thần sinh trợ, hoặc được Kỵ thần Nguyên thần cùng động mà sinh trợ là cát, ngược lại là suy; nếu bị khắc chế là hung.

Bước 7: Xem cục tam hợp, lục hợp

  • Nếu hợp thành cục Dụng thần là đại cát, hợp thành cục Nguyên thần sinh trợ cho Dụng thần cũng là cát.
  • Tối kỵ nhất là hợp thành cục Kỵ thần mà khắc chế Thế hoặc Dụng thần là hung.

Bước 8: Luận sự cát hung

  • Dựa trên những bước trên để luận cát hung

Bước 9: Xác định ứng kỳ

Bước 10: Các thông tin khác nếu có

Các bước luận quẻ

Categories: Huyền học,Kinh dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.