Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sim thẻ điện thoại

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sim thẻ điện thoại

Xã hội ngày càng phát triền, nhu cầu con người ngày càng tăng ai cũng sở hữu cho mình ít nhất 1 ,2 sim điện thoại. Nhu cầu về sim thẻ điện thoại không lúc nào là lỗi thời, mà nhu cầu ngày càng tăng, kinh doanh mặt hàng này chỉ cần bỏ một số vốn ít lãi ít mỗi sim thẻ cũng được mấy nghìn đến mấy chục nhưng kinh doanh mặt hàng này có đặc chưng là bán lấy số lượng, số lượng nhiều thì lại cũng không kém những mặt hàng khác thậm trí còn hơn các mặt hàng khác khi so sánh những công sức bỏ ra:

1. Địa điểm, nguồn hàng

Cửa hàng thì không cần lớn, đầu tư bán không phải buôn thì bạn chỉ cần bỏ ra 20 đến 30 triệu, dùng sim đa năng để kick hoạt sim cho khách hàng mỗi sim kíck hoạt thành công
bạn đựoc 13 đến 15nghìn tùy theo tháng ví dụ : Sim mới nguyên bộ có giá 65N, bạn dùng sim đa năng kíck hoạt thì bạn đựoc 15nghìn .
Nếu là mở của hàng bán bình thường thì, chỗ đông ngưòi là được, hoặc chỗ dể lọt vào tầm mắt của những người qua lại là một lợi thế.

Nguồn hàng thì bạn nên chọn những đại lý lớn để có chiết khấu cao. Có thể nhờ người quen giới thiệu hoặc các trang mạng internet

2. Sản phẩm kinh doanh

Kinh doanh sim thì có sim rác, sim số đẹp, sim sinh viên. Nhiều người đặc biệt là dân kinh doanh rất kén chọn trong việc chọn số điện thoại cho riêng mình, ho coi đó như là một thứ để thể hiện đẳng cấp cũng là một thứ mang lại sự may mắn trong làm ăn của mình, những số họ chọn thường là những số dễ nhớ, tứ quý, hoặc đuôi số phát lộc với những số này rất nhiều người muốn có được nên độn giá lên rất cao nếu sim bình thường có giá 50-100k thì sim được gọi là số đẹp này có giá gấp 3, 4 lần thậm trí còn hơn.

Sim sinh viên được áp dụng cho các bạn không là sinh viên nhưng vẫn muốn được hưởng những ưu đãi từ các nhà mạng vinaphone, viettel, mobiphone… mỗi tháng được cộng 25k vào tài khoản nội mạng, 30000kb truy cập mang và 2500k dể có 200d/1p,200tin nhắn và rất nhiều những ưu đãi đặc biệt khác dành cho các sim này. Cước gọi và nhắn tin cũng rẻ hơn rất nhiều so với những sim thường nên có rất nhiều người chú ý và muốn mua loại sim này.

Cũng có những người muốn giữ một số cố định và chính chủ sim mình đang dùng từ trước đến nay thì bạn nên làm thêm dịch vụ chuyển sim thường sang sim sinh viên. Chỉ cần chụp ảnh cmt và 5 số thường liên lạc là bạn có thể sử dụng ngay một sim sinh viên nhiều ưu đãi

3. Một vài mánh khóe khi kinh doanh mặt hàng này

Tại một điểm bán sim thẻ ở 45 Đội Cấn, Hà Nội, các quảng cáo về khuyến mại thẻ cào “khủng” cũng khiến cho người qua đường phải giật mình: Nạp 50.000 đồng được 150.000 đồng; Nạp 100.000 đồng được 250.000 đồng; Nạp 130.000 đồng được 400.000 đồng trong tài khoản. Đặc biệt khi nạp 300.000 đồng sẽ có 1 triệu đồng trong tài khoản.

Theo tìm hiểu của VnExpress.net, để có thể đưa lại lợi ích về tặng tài khoản đối với thẻ nạp tiền cao hơn cả mức của nhà cung cấp cho phép, chủ điểm bán sim thẻ đã chấp nhận phụ thêm tiền vào tài khoản tiền của khách hàng. Sau đó, “bắn” số tiền từ tài khoản chính của khách hàng vào một số máy khác của mình để chia tiền khuyến mại. Nói cách khác, chủ điểm bán sim thẻ đã chấp nhận phần thiệt trong khuyến mại để bán được nhiều hơn cho các khách hàng.

Chẳng hạn, nếu khách hàng nạp 50.000 đồng thì chủ cửa hàng sẽ bù cho khách 50.000 đồng nữa để nạp thẻ có mệnh giá 100.000 đồng. Sau khi nạp thẻ, số tiền trong tài khoản của khách hàng sẽ có 230.000 đồng (gồm cả tài khoản chính 100.000 đồng và tài khoản phụ 130.000 đồng).

Tiếp đó, chủ cửa hàng sẽ bắn 95.000 đồng từ tài khoản gốc của khách hàng vào một số điện thoại của mình để hưởng mức khuyến mãi 100% giá trị thẻ nạp. Nghĩa là họ chỉ bỏ ra 50.000 đồng để thu về 95.000 đồng khuyến mãi và 5.000 đồng phí chuyển tiền. Còn khách hàng thì nhận được số tiền 130.000 đồng trong tài khoản khuyến mại. Cách làm tương tự cũng áp dụng với các thẻ cào có mệnh giá lớn hơn.

Ngoài việc khuyến mại thẻ cào “khủng”, các cửa hàng, đại lý thẻ sim còn chạy đua bán phá giá thẻ sim để câu khách. Một chiếc sim mệnh giá 65.000 đồng (bộ nạp sẵn 50.000 đồng) nhưng các điểm bán sim thẻ thường chỉ bán với giá cao nhất 45.000 – 50.000 đồng và có sẵn từ 145.000 -147.000 đồng trong tài khoản, tùy loại sim.

Phó giám đốc Công ty Viettel Telecom – Bùi Quang Tuyến cho hay hiện tượng trên bắt đầu rộ lên từ cách đây vài tháng khi các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường chương trình khuyến mãi.

Ông Tuyến cho rằng, “chiêu thổi giá” của các cửa hàng, đại lý trên theo ông Tuyến không phạm luật mà chỉ là hình thức “lách công nghệ”. Về cơ bản, khách hàng là đối tượng được lợi khi số tiền bắn vào tài khoản nhiều hơn và đại lý cửa hàng cũng kiếm lợi chút ít, chỉ có nhà cung cấp dịch vụ là thiệt thòi.

Theo nguồn tin từ các mạng di động khác, sự cạnh tranh quá lớn đã buộc các đại lý sim thẻ phải chấp nhận “ăn ít” để bán được nhiều hàng. Đối với một số loại sim thẻ khó bán như Vietnamobile, Beeline, một số đại lý thậm chí ngưng nhập hoặc chấp nhận bán lỗ chút ít để khỏi bị đọng vốn.

Giới chuyên gia nhận định cạnh tranh trên thị trường viễn thông giờ đây không còn là câu chuyện riêng của các hãng di động mà còn là cuộc chiến quyết liệt giữa các cửa hàng đại lý bán thẻ cào…

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sim thẻ điện thoại

Categories: Kinh doanh,Kinh nghiệm

Tags:

Leave A Reply

Your email address will not be published.