Hướng dẫn học dự đoán lục hào

Hướng dẫn học dự đoán lục hào

CÁC CẤP ĐỘ LUẬN QUẺ

Cái này hoàn toàn dựa vào bản thân mình cảm nhận được thôi chứ không có sách vở nào thống kê.

Bậc 0 : Nhập môn

Bậc 1 : Chiêm cát hung – xem nơi Dụng (thần)

Bậc 2 : Chiêm được mất – xem tổ hợp (Dụng thần và hào Thế)

Bậc 3 : Chiêm ứng kì –  xem nơi bệnh (của Dụng thần)

Bậc 4 : Chiêm chi tiết – xem nơi tạp.

Bậc 5 : Xem tổng luận : từ 1 quẻ xem được hết từ sức khoẻ, gia đạo, phong thuỷ nhà cửa, tài vận,…

Bậc 6 : Bật kiếm tiền hoặc khai tông lập phái.

Theo như kinh nghiệm của bản thân thì đa số sẽ dừng lại ở bước 3, đến bước 5 thì gần như là ở đẳng cấp lão sư. Mỗi cấp độ thì không có giới hạn về thời gian, tuỳ thuộc vào ngộ tính. Nói chung phải có 10.000 giờ nghiên cứu mới có thể trở thành chuyên gia, đừng bị ngộ nhận bởi chữ “thầy” mà người hỏi tự phong.

CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN CÓ

Đây là phần khó nhất, mông lung nhất và đa số mọi người sẽ bỏ cuộc ở chương này. Các bạn cứ tưởng tượng là nếu như muốn xây 1 ngôi nhà vững chắc thì cái quan trọng nhất là móng, thì những kiến thức cơ bản này chủ yếu là về lý, muốn phát triển khả năng dự đoán đến mức cao hơn thì phải nắm vững lý thuyết ở bước này. Nó như 1 mớ thóc rời rạc, công việc của bạn là ngồi phân loại thóc thôi, rất mất thời gian và đòi hỏi nghị lực.

Kiến thức về lý đa phần đều có trong các sách hiện nay như Chu Dịch Với Dự Đoán Học của Thiệu Vĩ Hoa, Tăng San Bốc Dịch của Dã Hạc lão nhân, ngoài ra còn có 1 cuốn Tăng San Bốc Dịch Bình Thích của Vương Hổ Ứng đại sư.

Sau đây xin trình bày khái quát các lý thuyết mà các bạn phải nắm được

  • BÁT QUÁI
  • QUÁI TƯỢNG ĐỒ
  • 8 CUNG và 64 QUẺ DỊCH
  • HỖN THIÊN GIÁP TÝ
  • LỤC THÂN CA
  • THẾ ỨNG
  • ĐỘNG BIẾN
  • DỤNG THẦN
  • DỤNG THẦN, NGUYÊN THẦN,  KỴ THẦN, CỪU THẦN
  • SỰ VƯỢNG SUY CỦA NGUYÊN THẦN, KỴ THẦN
  • NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH
  • NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC
  • KHẮC XỨ PHÙNG SINH
  • ĐỘNG TĨNH SINH KHẮC
  • ĐỘNG BIẾN SINH KHẮC XUNG HỢP
  • TỨ THỜI VƯỢNG TƯỚNG
  • NGUYỆT TƯỚNG
  • NHẬT THẦN
  • LỤC THẦN
  • LỤC HỢP
  • LỤC XUNG
  • TAM HÌNH
  • ÁM ĐỘNG
  • ĐỘNG TÁN
  • QUẺ BIẾN SINH KHẮC MỘ TUYỆT
  • PHẢN PHỤC
  • TUẦN KHÔNG
  • SINH VƯỢNG MỘ TUYỆT
  • CHÚ THÍCH CHUNG VỀ CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐỀ MỤC CÁC CHƯƠNG
  • ỨNG KỲ
  • QUY HỒN, DU HỒN
  • NGUYỆT PHÁ
  • PHI THẦN, PHỤC THẦN
  • TIẾN THẦN VÀ THOÁI THẦN
  • TÙY QUỶ NHẬP MỘ
  • ĐỘC PHÁT – ĐỘC TĨNH
  • LƯỠNG HIỆN

Hiện giờ chính bản thân mình cũng không thể thuộc lòng hết những kiến thức này đâu nhưng nên thi thoảng vẫn phải đọc lại để nhớ đồng thời vỡ ra được nhiều điều.

PHÂN BIỆT LÝ – TƯỢNG –  SỐ

Đây là khái niệm gần như không có sách vở nào ghi rõ, may mà gần đây có sách của Vương Hổ Ứng đại sư đã làm sáng tỏ vấn đề này. Vương lão sư có nói nếu như không hiểu rõ tượng thì không thể phát triển khả năng dự đoán của bản thân lên được. Vậy phân biệt các khái niệm trên như thế nào ?

 : là kiến thức xoay quay sự suy vượng hỷ kỵ của Dụng thần và các mối quan hệ xung quanh nó. Hiểu đơn giản : Dụng thần như 1 cái cây, muốn cây phát triển tốt thì bản thân cái cây phải khoẻ mạnh tươi tốt thì đây chính là vượng, tiếp đó muốn cây phát triển nhanh và bình thường thì phải được tưới nước và cung cấp chất dinh dưỡng – đây chính là Nguyên thần, Kị thần chính là sâu bọ và dịch bệnh làm suy yếu cái cây. Hiểu đơn thuần thì Lý là mối quan hệ của Nhật, Nguyệt và hào động với Dụng thần.

Tượng : thể hiện 1 khái niệm trừu tượng hơn, phức tạp hơn nhiều. Đơn giản nếu Thê tài thường mang ý nghĩ là tiền tài, người vợ, tài vận buôn bán,… nưhng nếu ở phạm trù tượng thì không đơn giản như thế, nó còn mang ý nghĩa là hô hấp, phân, nước tiểu, kinh nguyệt, phân,… Đến tận bây giờ mình vẫn chưa thể vận dụng hoàn toàn tất cả ý nghĩa của Tượng vào để luận đoán quẻ, quả thực rất khó, rất khó.

Số : cái này đơn giản hơn nhiều, mỗi 1 quẻ hoặc 1 địa chi đều có liên quan đến 1 số nhất định, đơn giản thôi. Ví dụ Tý 1 Sửu 2 Dần 3, hay là Càn 1 Đoài 2 Ly 3 Chấn 4. Hoặc Thuỷ chủ số 1 và 6.

Tổng hợp 3 khái niệm trên và vận dụng đầy đủ thì các bạn đã có 1 chỗ đứng nhất định trong bộ môn Dự đoán Lục Hào này rồi.

THỰC HÀNH LUẬN ĐOÁN

Tham gia các group về Kinh Dịch, mới đầu nên luận đoán quẻ Mai hoa (giờ động tâm) sau thì chuyển sang quẻ gieo xu. Tuỳ vào lĩnh vực mình ưa thích là gì mà luận đoán, có rất nhiều như : buôn bán cầu tài, công việc, tìm đồ, con cái, bệnh, nhân duyên, phong thuỷ nhà cửa. Nói chung là rất nhiều, nên có 1 quyển sổ hoặc 1 file word lưu quẻ và lưu luận đoán, cũng như phản hồi của bạn để rút kinh nghiệm dần dần. Rồi cứ thế mà nâng dần lên thôi, quẻ gieo xu thì sẽ có nhiều hào động càng ngày độ khó sẽ càng tăng. Luôn luôn nhớ học phải đi đôi với hành, muốn thành công thì phải chấp nhận cô độc đừng quan tâm đến thế giới xung quanh.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MAI HOA GIỜ ĐỘNG TÂM VÀ GIEO XU

Quẻ mai hoa tức là phương pháp lấy quẻ bằng giờ động tâm mà các bạn hay được biết thì có 384 biến hoá. Nếu lên quẻ bằng phương pháp gieo xu thì có 4096 biến hoá. Ở đây không nói đến đúng sai nhưng quẻ gieo xu sẽ đem lại nhiều thông tin hơn (gấp 10 lần biến hóa) quẻ giờ động tâm. Từ đó Dự trắc sư sẽ có căn cứ để luận giải cát hung cũng như đưa ra phương pháp hóa giải hợp lý nhất.

Giờ động tâm là lúc mà các bạn động tâm nghĩ về câu hỏi muốn đc giải đáp, có điều khái niệm này nhiều khi vẫn rất là mù mờ, nhiều người có tình bao biện là lúc em nghĩ đến, xin thưa 1 ngày các bạn nghĩ đến hơn 10 lần hoặc nhiều hơn nữa thì lần nào là chính xác nhất ? Tất cả những cách khác như seri tiền, nhặt đũa, vặt lá, đếm hạt ngô, nhặt tăm, lật sách,bát tự,vv… cũng đều gọi chung là quẻ mai hoa, tóm lại đến cuối cùng vẫn là chỉ có 1 hào động mà thôi. Dĩ nhiên cũng vẫn ứng nhưng thông tin đem lại không nhiều, giống như 1 khúc bánh thì quẻ mai hoa nó chỉ cắt vào được 1 khúc mà thôi, như vậy nhà Dự trắc sư sẽ không có 1 cái nhìn đầy đủ về quẻ đó, mà đã nhìn k đủ thì luận giải sẽ thiếu (không nói là sai nhé) tất nhiên hệ quả là hóa giải cũng sẽ không đầy đủ.

Còn 1 điều nữa mà mọi người hay nhầm, là phương pháp lên quẻ bằng giờ động tâm hay Mai Hoa, chứ không phải phương pháp luận đoán quẻ bằng Mai Hoa nhé, đây chính là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn, xin đừng lẫn lộn.

Hướng dẫn học dự đoán lục hào

Categories: Huyền học,Kinh dịch

1 Comment

  1. Pingback: Lục hào bi bí bảo - iKinh Nghiệm

Leave A Reply

Your email address will not be published.