Chia sẻ kinh nghiệm giúp buổi bảo vệ luận văn thành công
1. Chuẩn bị:
Chuẩn bị các slides thật bắt mắt vào và có thể chèn thêm các hiệu ứng hình ảnh cho phong phú.
In các slides ra giấy, và gửi cho từng thầy cô trong hội đồng trước khi trình bày.
Trước hôm bảo vệ, nên cài file PP vào cái máy tính xách tay mà dự định dùng hôm đó. Phải chạy thử trước, xem có vấn đề gì về font chữ không.
Chuẩn bị thuyết trình tại nhà và nhớ thứ tự các slides, biểu bảng đề phòng khi thầy cô yêu cầu chiếu lại, bạn sẽ không thấy lúng túng khi tìm lại nó.
– Về bài nói: Bạn chỉ có 15′ để trình bày vấn đề thôi nên cần nói thật ngắn gọn và xoáy đúng vào trọng tâm vấn đề. Có thể giới thiệu sơ qua phần thực trạng, nhấn mạnh vào các điểm yếu kém mà mình định đưa ra các giải pháp khắc phục. Chọn 2-3 giải pháp mà bạn tâm đắc nhất rồi phân tích, lập luận về nó (không nên trình bày hết tất cả những gì bạn có).
Nên tập dượt trước ở nhà thật nhiều vào, vừa cho chạy slide, vừa nói theo từng slide. Căn giờ, đảm bảo thời gian, giọng nói phải thật rõ ràng (đừng có rụt rè, nói lí nhí là mất điểm đấy).
Nên ôn lại phần lý thuyết mà có dính líu tới bài luận văn, xem lại kỹ toàn bộ bài luận văn xem có các điểm nào mà thầy cô có thể hỏi tới, và chuẩn bị các phương án trả lời.
2. Buổi bảo vệ:
– Nếu được chọn thứ tự bảo vệ, thì nên chọn số 2, 3. Người bảo vệ cuối cùng luôn là người mệt mỏi nhất vì phải chờ đợi, theo dõi và khá căng thẳng. Còn nếu bạn tự tin, hãy là người bảo vệ đầu tiên đi, vì sẽ được ưu ái hơn.
– Khi đến lượt mình trình bày, thì phải thật tự tin vào, đi lên bục giảng thật đường hoàng, mở file của mình chạy thật ngon vào, đảm bảo không có sự cố gì thì mới xin phép thầy cô cho em bắt đầu bảo vệ.
Trình bày tự nhiên, không phải là học thuộc lòng ra sao rồi nói ra, hay nhìn vào tờ giấy và đọc ra, mà bạn căn cứ trên các ý bạn đã vạch ra trong slides, nêu ra các luận điểm, và đưa ra các lý luận, ví dụ để chứng minh cho luận điểm đó.
Khi nói, thì đừng nhìn chăm chăm xuống đất, nhìn lên trần nhà, hay nhìn vào một đứa bạn thân cuối lớp. Nếu có thầy cô nào trong hội đồng thực sự tỏ ra quan tâm thì mình có thể dùng eyes contact với thầy cô đó.
Có thể dùng các body gestures để thể hiện sự tự nhiên, tự tin của bản thân.
Nói chung, 15′ trình bày trôi qua rất nhanh. vì mình chuẩn bị trước ở nhà rồi.
– Trả lời câu hỏi: Nên chuẩn bị bút và giấy để ghi câu hỏi. Trước khi trả lời thì gạch ra vài cái ý chính sẽ nói. Câu nào dễ, thấy chắc chắn thì trả lời trước. Nên nói thẳng vào vấn đề, đừng loanh quanh, dài dòng. Nếu câu hỏi nào mình không trả lời được, thì nói nhẹ nhàng, xin lời giải đáp từ phía hội đồng.
Trả lời phải bình tĩnh. Nhìn vào mắt của thầy cô đang nhìn mình mà trả lời. Nếu thấy thầy cô nào lắc đầu thì cũng không nên cuống. Lựa lời hỏi thầy cô xem mình sai ở đâu.
Một số câu hỏi thường gặp tại các buổi bảo vệ luận văn
1. Tại sao em làm cái này ko làm cái kia? Đây là câu hỏi cực kỳ phổ biến nhóe. Ví dụ hỏi tại sao chọn mô hình của ông này, không chọn mô hình của ông kia… tại sao chọn bài học kinh nghiệm của cty này mà không chọn bài học kinh nghiệm của cty kia… tại sao sử dụng phỏng vấn sâu chứ không dùng thảo luận nhóm => phải luôn có lý do tại sao…
2. Phương pháp chọn mẫu của anh là gì? Để trả lời câu hỏi này bạn phải trả lời 2 ý: 1 là cơ sở chọn mẫu và thiết kế bảng câu hỏi căn cứ vào đâu?
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ của anh chị là gì?
4. Tính khả thi của giải pháp thể hiện ở đâu?
5. Nguyên nhân vấn đề gặp phải là gì? Bởi rằng muốn giải quyết vấn đề phải biết được nguyên nhân sâu xa.
6. Tiêu chí chọn lựa đối tượng khảo sát đề tài này là gi?
7. Điểm mạnh yếu của doanh nghiệp là gì?
8. Chọn mẫu xác suất hay phi xác suất?
9. Vấn đề cty đang gặp phải là gì?
10. Cơ sở xây dựng bảng câu hỏi, nội dụng câu hỏi có liên quan gì đến mục tiêu nghiên cứu?
11. Hỏi một số vấn đề liên quan kết quả khảo sát về số lượng mẫu chọn: giới tính, trình độ, nam nữ bla bla cũng cần chuẩn bị để phòng bị hỏi. Ví dụ: ks nvien vp có trìh độ cao học trở lên => nhân viên phỏng vấn có bao nhiêu người? Bao nhiêu Đại Học bao nhieu Cao Đẳng bao nhiêu Cao học… Tính mà không ra đc con số trog khảo sát la mệt với đồng chí.
12. Điều kiện áp dụng giải pháp trong luận văn thạc sĩ của anh chị là gì?
13. Tại sao trong luận văn sử dụng phỏng vấn tay đôi mà không sử dụng thảo luận nhóm hay phỏng vấn sâu?
14. Lấy mẫu thuận tiện hay không thuận tiện? (Nên trả lời là không thuận tiện vì đã lọc đối tượng khảo sát).
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Kinh nghiệm thuyết trình luận văn
1 Comment
Lâm Anh
Cám ơn ad nhé. Mai mình có buổi bảo vệ rồi